Câu chuyện “Ông đồ Nghệ và con cá gỗ”

Lâu nay, cứ mỗi khi nói đến “cá gỗ” là người ta liên tưởng ngay đến ông đồ xứ Nghệ, chuyên đi khắp tứ xứ (tứ chiếng Đông Nam Đoài Bắc, chủ yếu là ra Bắc) hành nghề gõ đầu trẻ. Gia sản ông đem theo trên đường hành nghề dạy học nổi bật và đáng giá chỉ có con cá gỗ. Do liên quan đến cá, sau đây mời các anh em yêu thích chơi game Bắn cá đổi thưởng cùng tìm hiểu về câu chuyện cũng như mạo muội trích dẫn một vài phân tích về câu chuyện dân gian này.

Câu chuyện Cá gỗ

Cá gỗ xứ Nghệ là một câu chuyện dân gian nổi tiếng, thường được kể với nội dung như sau: “Một thầy đồ Nghệ lên đường ra Bắc tìm nơi dạy học. Lên đường thầy mang theo con cá gỗ. Thầy đã mất công nhiều ngày đêm để tạc con cá gỗ y như cá thật. Thầy chỉ giắt trong lưng quần quan tiền để đi đường uống nước. Đến buổi ăn, thầy vào quán bên đàng để ngồi nhờ xin bà hàng chút nước mắm để ăn cơm nắm. Thầy tìm chỗ khuất, ngồi ăn. Cá gỗ được chạm vẽ tinh vi, lại phết qua lớp sơn mỏng, bỏ vào bát nước mắm, ai trông thấy, óng ánh như cá rán mỡ: đẹp mắt và ngon miệng. Cơm ăn hết, nước mắm vơi, thầy lấy con cá chùi sạch cẩn thận, gói giấy lại, bỏ vào túi, rồi xin chút nước tráng miệng. Đến giờ ăn khác, thầy lại vào hàng, nói với nhà hàng để lại cho bát gạo và thổi hộ niêu cơm. Cơm chín, cá gỗ lại được bày ra và thầy lại xin chút nước mắm. Cứ thế, cho đến nơi dạy học. Cuối năm, khi về nhà, “cá gỗ” vẫn nguyên cá, và quan tiền dắt theo vẫn “nguyên quan” vì có ai nỡ lấy tiền thầy, khi thầy xin chút nước tráng miệng”.

Nội dung câu chuyện cá gỗ
Truyện dân gian: Co cá gỗ

Phân tích ý nghĩa câu chuyện

Có nhiều quan điểm về ý nghĩa hàm ý của câu chuyện Cá gỗ xứ nghệ này, có thể đơn cử một số quan điểm như sau:

a) Quan điểm cho rằng cá gỗ là biểu tượng của tính tiết kiệm và hiếu học

Nhiều người cho rằng cá gỗ xứ Nghệ là một biểu tượng của tinh thần hiếu học, chị tàm tọn trong cuộc sống để đầu tư cho việc học hành. Xứ Nghệ là vùng đất nổi tiếng với truyền thống khoa bảng, nơi sinh ra nhiều nhà nho, nhà khoa bảng lỗi lạc. Cá gỗ, trong trường hợp này, được xem là biểu tượng của tính kiên trì, không ngại khó khăn để học hành và đạt thành công.

b) Quan điểm cho rằng cá gỗ là sự châm biếm về tính keo kiệt

Một số nhà nghiên cứu văn hóa lại có cách hiểu khác. Theo PGS.TS Phạm Lan Oanh, truyện cười dân gian thường nhấn mạnh vào yếu tố hài hước, châm biếm, do đó cá gỗ xứ Nghệ có thể là hình ảnh trào phúng về tính keo kiệt quá mức. Trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam, nhân vật chính thường là hình mẫu của những tính cách quá đà, dẫn đến những tình huống gây cười. Với quan điểm này, truyện cá gỗ không đại diện cho tính cách chung của người Nghệ mà chỉ là cách để giàn dựng sự hài hước và trào lông.

Y nghĩa truyện dân gian về cá
Ý nghĩa câu chuyện cá gỗ

Tranh cãi xung quanh truyện cá gỗ

Truyện cá gỗ đã trở thành đề tài tranh luận trong nhiều năm qua. Nhiều người xứ Nghệ xem đây là biểu tượng của tinh thần vượt khó, trong khi một số người khác lại cho rằng câu chuyện này mang tính châm biếm. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu văn hóa nhấn mạnh rằng khó có thể khái quát tính cách của một vùng dựa trên một câu chuyện dân gian duy nhất.

Dù hiểu theo cách nào, câu chuyện cá gỗ vẫn là một phần của văn hóa dân gian Việt Nam, phản ánh những giá trị xã hội và cách người Việt nhìn nhận tính cách và truyền thống của mình.

tranh cãi về nội dung ý nghĩa cá gỗ
Hiểu và tranh cãi về truyện con cá gỗ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *